Liên Hệ: 096.224.6966

admin@nhonho.com.vn

Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

1. Mục đích kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm

Kiểm nghiệm phụ gia thực phẩm nhằm mục đích đảm bảo phụ gia đó an toàn, nằm trong ngưỡng các chỉ tiêu cho phép và nằm trong danh mục được phép sử dụng. Hiện nay, ngành sản xuất chế biến thực phẩm ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng phong phú phục vụ nhu cầu người tiêu dùng.

kiem-nghiem-phu-gia-thuc-pham

2. Sử dụng phụ gia thực phẩm nhằm đảm bảo:

  • Đúng đối tượng thực phẩm và liều lượng không vượt quá giới hạn an toàn cho phép. Hiện nay, tại Việt nam, Bộ Y tế đã ban hành thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm.
  • Đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, vệ sinh an toàn quy định cho mỗi chất phụ gia.
  • Không làm biến đổi bản chất, thuộc tính tự nhiên vốn có của thực phẩm.
  • Các chất phụ gia thực phẩm được phép sử dụng trong thực phẩm phải có nhãn đầy đủ các nội dung theo quy định.

Đối với nguyên liệu phụ gia thực phẩm, Bộ Y tế đã ban hành 23 quy chuẩn Việt nam quy định các yêu cầu kỹ thuật, bao gồm:

1. QCVN 4-1:2010/BYT: QCVN về chất điều vị
2. QCVN 4-2:2010/BYT: QCVN về chất làm ẩm
3. QCVN 4-3:2010/BYT: QCVN về chất tạo xốp
4. QCVN 4-4:2010/BYT: QCVN về chất chống đông vón
5. QCVN 4-5:2010/BYT: QCVN về chất giữ màu
6. QCVN 4-6:2010/BYT: QCVN về chất chống oxy hóa
7. QCVN 4-7:2010/BYT: QCVN về chất chống tạo bọt
8. QCVN 4-8:2010/BYT: QCVN về chất ngọt tổng hợp
9. QCVN 4-9:2010/BYT: QCVN về chất làm rắn chắc
10. QCVN 4-10:2010/BYT: QCVN về phẩm màu
11. QCVN 4-11:2010/BYT: QCVN về chất điều chỉnh độ acid
12. QCVN 4-12:2010/BYT: QCVN về chất bảo quản
13. QCVN 4-13:2010/BYT: QCVN về chất ổn định
14. QCVN 4-14:2010/BYT: QCVN về chất tạo phức kim loại
15. QCVN 4-15:2010/BYT: QCVN về chất xử lý bột
16. QCVN 4-16:2010/BYT: QCVN về chất độn
17. QCVN 4-17:2010/BYT: QCVN về chất khí đẩy
18. QCVN 4-18:2011/BYT: QCVN về nhóm chế phẩm tinh bột
19. QCVN 4-19:2011/BYT: QCVN về enzyme
20. QCVN 4-20:2011/BYT: QCVN về chất làm bóng
21. QCVN 4-21:2011/BYT: QCVN về chất làm dày
22. QCVN 4-22:2011/BYT: QCVN về chất nhũ hóa
23. QCVN 4-23:2011/BYT: QCVN về chất tạo bọt

3. Danh sách phụ gia được sử dụng và không được sử dụng

Các phụ gia thực phẩm trong danh mục được phép sử dụng

  • Nhóm chất bảo quản: acid bezoic và các muối benzoate, acid sorbic và các muối sorbat, các sulfit (sulfua dioxide, natri metabisulfite, natri sulfit…), BHA, BHT, TBHQ
  • Nhóm chất ngọt tổng hợp: aspartame, saccharin, acesulfam K, cyclamate, sucralose, alitam…
  • Nhóm chất tạo ngọt năng lượng thấp: sorbitol, isomalt, maltitol, erythritol, xylitol, mannitol…
  • Nhóm chất ngọt tự nhiên: steviol glycosides
  • Nhóm phẩm màu tổng hợp: tartrazine, amaranth, sunset yellow, carmoisine, carmine, brilliant blue, fast green, erythrosine, ponceur 4R…
  • Nhóm phẩm màu tự nhiên: curcumin, riboflavin, anthocyanin…
  • Nhóm chất điều chỉnh độ acid: acid formic, acid acetic, acid propionic, acid butyric, acid lactic, acid oxalic, acid citric…
  • Nhóm chất điều vị: mono natri glutamate, inosilate, gualynate…
  • Nhóm chất giữ màu: nitrat, nitrit…
  • Nhóm chất làm dày: xanthan gum, carrageenan, alginate, polyphosphate…
  • Nhóm hương liệu: hương cam, hương chanh, hương socola, hương vani, hương dâu…

Các phụ gia thực phẩm ngoài danh mục:

  • Phẩm màu cấm: Rhodamin B, Auramin O, Sudan…
  • Phẩm màu kiềm
  • Hàn the, formaldehyde…
Chương trình "Dịch vụ kiểm nghiệm thực phẩm sản phẩm theo yêu cầu" miễn phí 100% chi phí quảng bá thương hiệu trên sàn TMĐT xem ngay trước khi chương trình kết thúc
Hoàng Trọng Định

Hoàng Trọng Định

Phó giám đốc công ty TNHH công nghệ NHONHO ĐT/Zalo: 088.6010.378

Leave a Replay

Giới thiệu về NHO

Tổ chức NHONHO-Vietnam có đầy đủ năng lực để hoạt động trên các lĩnh vực
như sau: Đánh giá và Chứng nhận theo qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc các tiêu chuẩn
quốc tế, phân tích kiểm nghiệm; giám định và đào tạo.

Hãy xem hồ sơ năng lực của NHO: tại đây

Bài viết gần đây

Theo dõi chúng tôi

Bạn có muốn nhận thông báo về các bản cập nhật mới nhất không? Không Liên hệ tư vấn